nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968


nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968- Trên cùng là hột màu xanh khói cực độc (Cam kết là hột xanh khói chứ ko phải hột tím như trong...

Giá ban đầu 0₫

Sản phẩm trước Sản phẩm tiếp theo

nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968

- Trên cùng là hột màu xanh khói cực độc (Cam kết là hột xanh khói chứ ko phải hột tím như trong hình, vì nó biết ẩn mình với camera nên ko thể chụp đc màu thật) đáy tia tuyệt đẹp huyền ảo. Bao quanh hột là dòng chữ US Army Viet Nam (Lực lượng bộ binh Hoa Kỳ tham chiến VN)

- Bên hông phải nhẫn khắc họa hình ảnh Logo phù hiệu IFF V 67 68 gồn 1 thanh kiếm đứng thắng với men màu đỏ vàng xanh biển, đây chính là phù hiệu tay áo của :

 

I Field Force Vietnam có nhiệm vụ thực hiện quyền kiểm soát hoạt động đối với các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh trong Vùng Chiến thuật Quân đoàn II cũng như hỗ trợ chiến đấu cho các đơn vị Việt Nam trong khu vực. I Field Force Vietnam được sử dụng làm cơ sở cho Bộ Tư lệnh Hỗ trợ Vùng thứ hai (SRAC) vào ngày 30 tháng 4 năm 1971 và Lực lượng Quân sự Hoa Kỳ, Quân khu 2.

Được tổ chức tại Fort Hood, Texas vào đầu năm 1965 với các cán bộ từ Quân đoàn III, I (phát biểu "eye") Lực lượng dã chiến Việt Nam (ban đầu là Lực lượng Đặc nhiệm ALPHA) đến Việt Nam vào ngày 1 tháng 8 năm 1965 để hỗ trợ chiến đấu cho Quân đoàn II của Quân đội Nam Việt Nam và kiểm soát các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở Tây Nguyên. Trụ sở chính đặt tại Nha Trang, được đổi tên lại thành I Field Force Vietnam, một tổ chức cấp quân đoàn, vào tháng 3 năm 1966.

Các đơn vị được chỉ định của nó bao gồm các Tập đoàn pháo binh số 41 và 52 cũng như các tiểu đoàn hỗ trợ chiến đấu và hỗ trợ phục vụ chiến đấu khác nhau. Được trực thuộc I Field Force Vietnam vào lúc này hay lúc khác cho các hoạt động cụ thể là Sư đoàn Kỵ binh số 1 Hoa Kỳ (Máy bay); Sư đoàn 4 Bộ binh; Lữ đoàn 3, Sư đoàn 25 Bộ binh; Lữ đoàn 1, Sư đoàn dù 101 (Biệt động quân): và Lữ đoàn dù 173 (Biệt động).

- Bên hông trái nhẫn khắc ASAT CS 67 với logo phi đoàn 522 thần ưng - là phi đoàn F-5 đầu tiên của không quân VNCH

- Lòng nhẫn khắc tên chủ cũ và mã số quân và năm tham gia chiến trường 1966 1970

+ hãng sản xuất: <TJM> ( Pal ) 1 hãng chuyên sản xuất nhẫn quân đội từ nhiều năm trước, nay đã không còn tồn tại, nên không thể đặt đc hàng tái bản nữa.

+ chất liệu nhẫn: hợp kim pal

- Nhẫn size 11.5 tức lòng trong ngang đo được 21.5mm

- Nhẫn mang trong mình 1 ý nghĩa rất lớn, đánh dấu 1 thời kỳ những người lính Mỹ tham chiến tại VN, thiết kế độc đáo khó đụng hàng, rất thích hợp đứng trong hàng ngũ bộ sưu tập của các bạn đang tìm kiếm sưu tầm.

Mời các bạn xem hình:

nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968

nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968

nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968

nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968

nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968

nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968

nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968

nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968

nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968

nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968

nhẫn nam đẹp của lính Mỹ tham gia chiến trường VietNam năm 1968

Đôi nét về phi đoàn 522 - phi đoàn F-5 đầu tiên của không quân VNCH

 

Sau khi 31 trong số 33 phi công đầu tiên được gửi đi xuyên huấn về F-5 tại Hoa Kỳ, tốt nghiệp trở về nước (ngày 11 tháng 4 năm 1967). KQ VNCH đã tiến hành việc tiếp nhận các phi cơ F-5 và tổ chức lại Phi đoàn 522 để Phi đoàn này trở thành Phi đoàn F-5 tiên khởi. Số 27 phi công còn lại đều về Phi đoàn 522.

Ngay từ cuối tháng 4 năm 1967, Không quân Hoa Kỳ đã bắt đầu chuyển giao một số F-5 để các phi công thuộc PĐ 522 bay huấn luyện , duy trì khả năng trong khi chờ ngày chính thức ra quân. (trong khoảng thời gian này, Tướng Kỳ đã có dịp bay thử F-5, khi bay chung với Thiếu Tá Võ văn Sĩ trên một chiếc F-5B).

Trong suốt khoảng thởi gian từ ngày thành lập (1 tháng 6 năm 1967) cho đến năm 1973, Phi đoàn 522 là phi đoàn duy nhất của KQVNCH sử dụng phản lực cơ F-5 các loại gồm F-5A,B và RF-5 dùng trong các phi vụ không ảnh.

Vài hoạt động của Phi đoàn 522 :

– Ngay trong tháng đầu tiên chính thức hoạt động, PĐ 522 với 20 chiếc F-5 đã bay được 388 phi xuất; Sang tháng 7/1967 số phi xuất tăng lên đến 436 và trong tháng 12/1967, con số phi xuất lên cao nhất với 527 phi xuất tấn công các mục tiêu cộng quân.

– Tết Mậu Thân (1968) : lực lượng phi cơ chiến đấu của KQVN gồm 69 chiếc Skyraiders, (trong tình trạng hoạt động được) và 17 chiếc F-5 thuộc PĐ 522 tại Biên Hoà. Riêng trong ngày 29 tháng Giêng, tổng số phi xuất cùa KQ VNCH là 211, và tăng lên 258 trong ngày kế tiếp, Số phi xuất trong ngày 31 tháng Giêng là 368. Trong số các phi xuất của 3 ngày này, các A-1 và F-5 bay được 268 phi xuất.

– Tháng 5 năm 1970 : các F-5 của PĐ 522 đã cùng các A-1 và A-37 tham dự Cuộc Hành quân qua Kampuchea, yểm trợ các Chiến đoàn VNCH tảo thanh các mật khu CSBV trong vùng Mỏ Vẹt..

– Phi đoàn 522 là Phi đoàn phản lực đầu tiên của KQ VNCH đã có dịp thực tập nghênh cản phi cơ MiG : Trong ngày Không Quân 1970, KQ Kampuchea đã gửi 2 phi cơ : 1 MiG 15 và 1 MiG 17 sang thăm viếng xã giao VNCH. 8 chiếc F-5 cùa PĐ 522 đã bay lên đón và đưa các MiG này về Phi trường Biên Hòa.

– Từ năm 1971, các đơn vị KQ HK lần lượt được chuyển sang Thái Lan, và PĐ 522 đã phải gửi ra hoạt động tại Đà Nẵng trong nhiệm vụ đề phòng các cuộc xâm nhập của KQ BV..Nhiệm vụ này sau đó được trao lại cho PĐ 538 (Hồng Tiễn), trú đóng tại Đà Nẵng.

– Năm 1972, CSBV mở cuộc Tấn công Mùa Hè (Easter Offensive) trong đó tại Chiến trường Vùng 2 nhất là tại Kontum, KQ VNCH đã đóng góp rất nhiều chiến công : Vào lúc cao điểm của cuộc tấn công :tháng 4 năm 1972, các phi cơ oanh tạc chiến đấu của KQVN đã bay mỗi ngày trên 150 phi xuất yểm trợ tiếp cận hành quân, trong đó các F-5 đã được sử dụng đến mức tối đa, do vận tốc siêu thanh và nhanh nhẹn, các F-5 với 4 quả bom 500 lbs đã gây các tổn thất cho các điểm tập trung của Cộng quân, phá vỡ các hệ thống tiếp liệụ F-5 với các ống phóng rocket 2.75 inch đã giúp bắn hạ một số chiến xa và xe vận tải của CSBV. Tại Vùng 1, trận chiến tại Quảng Trị cũng không kém phần ác liệt và các F-5 cũng sát cánh với các Skyraider để ngăn chặn Cộng quân. Với 150 phi cơ chiến đấu (A-1, F-5 và A-37) KQ VN đã bay mỗi ngày 200 phi xuất. Từ 10 đến 28 tháng 3 : KQ VNCH bay tổng cộng 3500 phi xuất yểm trợ hành quân và thả trên 5000 tấn bom đạn các loại.

This image has an empty alt attribute; its file name is 16910519470_2d4b7297de_z.jpg

Cho đến đầu năm 1973, KQ VNCH có tổng cộng 35 chiếc F-5

Đến năm 1973, khi KQ VNCH tiếp nhận một số lượng ồ ạt các loại phi cơ, trong đó có F-5 thì các phi đoàn F-5 mới được lần lượt thành lập và các phi công kỳ cựu của Phi đoàn 522 được phân tán, bổ nhiệm để tạo thành khung sườn cho các Phi đoàn tân lập : 536, 538, 540, 542 và 544.

Vài nhận xét của các Phi công và Chuyên viên Hoa kỳ về các phi công của PĐ 522 :

– Trung Úy Phi công George Swannman, thuộc KQHK đã ghi lại cảm tưởng của Ông trong thời gian hoạt động với PĐ 522 (1970) như sau (trích trong Air War South Viet Nam của Robert Dorr) . Tr/U Swannman đã bay chung với một phi công VN trên một chiếc F-5B, 2 chỗ ngồị Phi cơ tuy dùng trong các phi vụ huấn luyện, nhưng trong các phi vụ chiến đấu, F-5B vẫn có thể mang 2 quả bom HE loại 750 lb (340 kg). Phi vụ này gồm 4 F-5. Mục tiêu oanh kích là nơi tập trung của Cộng quân tại một vùng cách Biên Hòa khoảng 23 km :

..Người phi công bay chung với tôi là một Trung Úy trẻ, đã tốt nghiệp về F-5 tại Hoa Kỳ.. Anh ta người mảnh khảnh, nhưng khi ngồi vào chiếc F-5 , anh trở thành một con mãnh hổ..Quý vị có bao giờ nghe nói đến phi công khu trục mà bị..say sóng khi bay không ? Tôi đã gần như bị.. say khi ngồi chiếc ghế sau, để bay chung với anh ta. Phi cơ F-5 có thể đạt đến 6G tương đối dễ dàng..và tay phi công này.. kéo đến 6 G khi bay..

Tr/U Swannman cũng rất..ngạc nhiên về khả năng bay.. ngoài sách vở của các phi công VN, 4 chiếc F-5 tấn công mục tiêu từ mọi hướng.. Các phi công đã liên kết chặt chẽ..Đối với một quan sát viên, thì hình như các F-5 tấn công loạn xạ, không có kế hoạch.. nhưng thật ra họ bay rất chính xác..giống như một cuộc phi diễn trong các ngày biểu diễn..

– Trong những ngày cuối cùng của VNCH, Anthony Tambini, một kỹ sư cơ phi, giữ vai trò cố vấn kỹ thuật về F-5, đã ghi lại trong tập ?~F-5, Tigers over VietNam về : Một ngày của Phi công F-5 KQ VNCH trong tháng 4 năm 1975 như sau (Tambini ghi rõ là của một Phi công thuộc PĐ 522):

https://dongsongxua.files.wordpress.com/2020/08/phi-cong-chien-dau-co-f5-xac-dinh-muc-tieu-trong-phong-hanh-quan-phi-doan-522-truoc-gio-cat-canh.-sach-vietnam-in-flames.jpg

..Phòng hành quân của PĐ 522 được đặt tại cuối phi đạo, nơi tận cùng về phía Nam của Phi trường Biên Hoà. Các phi công sẽ đến trình diện tại Phòng hành quân trước khi được thuyết trình về mục tiêu, đơn vị bạn mà họ sẽ yểm trợ, cùng loại hỏa lực của CQ mà họ sẽ phải đối phó. Họ nhận Ký hiệu vô tuyến, vị trí quân bạn, cùng vị trí quân địch. Nếu phi vụ được FAC điều hành thì họ sẽ được chỉ định tần số liên lạc..Sau khi cuộc thuyết trình chấm dứt, các phi công được xe lái đưa đến nơi phi cơ đang chờ sẵn tại bãi đậu.

Phi công sẽ phải kiểm soát chiếc phi cơ cùng vỏ khí trang bị. Mặc chiếc áo bay, buớc quanh phi cơ dưới trời nắng nóng và không khí ẩm..phi công kiểm soát lại ngòi nổ, bom đạn, ống phóng rocket..Kiểm soát võ khí trang bị là vấn đề tối quan trọng..cần biết chắc là các giây nối điện giữa võ khí và nút bấm..hoạt động tốt, và súng đã lên đạn sẵn. Ống phóng rocket cũng cần xem kỹ..(ống phóng rocket có thể chứa đến 24 rocket cỡ 2.75 inch)

Trước khi leo vào phòng lái, phi công phải đeo dù. Các phi cơ F-5 của KQ VNCH không được trang bị ghế thoát hiểm tự phóng Martin Baker có gắn sẵn dù cho phi công. Máy được khởi động và phi công sẽ đưa phi cơ ra khỏi bãi đậu, do tình trạng phi trường bị pháo kích thưòng xuyên, phi công còn phải chú ý đến các..hố nhỏ nơi bãi đậu.. Khi đến đầu phi đạo, các chuyên viên võ khí sẽ kiểm tra lại tình trạng bom đạn trang bị, các ngòi nổ được tháo chốt an toàn..tất cả sẳn sàng. Trong suốt thời gian vừa kể, nắp phòng lái vẫn mở, gió ẩm và nóng lùa vào khiến phi công đổ mồ hôi nhễ nhại..Tình trạng đậu, chờ..không thể giúp phòng lái được mát hơn..

https://dongsongxua.files.wordpress.com/2020/08/phi-cong-chien-dau-co-f5-kqvnch.-sach-vietnam-in-flames.jpg

Phi công sửa soạn cất cánh : Bật nút kiểm soát nơi bảng phi cụ, áp suất thủy lực sẽ đưa mũi phi cơ hướng lên cao khoảng 13 inch..để cất cánh. (Môt F-5E, trang bị 4 quả bom 500 pound, đeo thêm một bình xăng phụ 175 gallon nơi bụng, với bình xăng JP-4 đầy, cần phi đạo dài khoảng 5,800 feet để cất cánh) Phi đạo của phi trường Biên hòa dài đến 10,000 feet, nên không đặt thành vấn đề. Một F-5A, trong điều kiện trang bị tương tự, cần khoảng 7,800 feet để cất cánh..

Khi bay lên, phi công có thể sẽ phải đối phó với hoả lực súng nhỏ của CQ, và khi bay đến mục tiêu họ sẽ phải đương đầu với đụ loại sùng phòng không từ loại 30 ly đến hỏa tiễn cầm tay Strela.. chưa kể các dàn SA-2 điều khiển bằng radar mà CSBV đã chuyển vào chiến trường miền Nam.

Các phi công KQVNCH, trước các nguy hiểm này, chỉ còn một phương thức tự vệ là ..phải kịp nhìn thấy các hỏa tiễn này khi chúng vừa phóng lên! Vào những ngày trong tháng 4 năm 1975, thời gian bay đến mục tiêu thường chì trong vài chục phút, vì CQ đã áp gần Căn cứ Biên Hoà. Khi bay gần đến mục tiêu, các F-5 sẽ được các FAC hướng dẫn, chỉ định một mục tiêu đặc biệt hay các điểm tập trung quân, xe cộ của CQ.. và đôi khi phi công tự tìm mục tiêu thích hợp không có FAC hướng dẫn. Phi công có thể, nói trực tiếp với đơn vị bộ binh đang hành quân hay đang cần yểm trợ dưới đất ..các phi cơ liên lạc loại Cessna bay chậm, vào những ngày cuối cuộc chiến đã bị bắn hạ khá nhiều.

Tuy thả bom ở cao độ 10,000 feet được xem là tương đối an toàn cho phi cơ, nhưng các phi công VNCH muốn yểm trợ quân bạn chính xác hơn, thường thả bom ở các cao độ thấp hơn, chấp nhận mọi nguy hiểm..Và trong các cuộc không kích này, vận tốc cùng hình dạng thon nhỏ của phi cơ chính là những ưu điểm giúp phi công thoát hiểm.

Hỏa tiễn cầm tay cải tiến Strela, vào thời điểm 1975 quả là một mối đe doạ đáng kể : Phi công sau khi thả bom, múc lên..sẽ phải chú ý nhìn quay lưng lại phía sau, và quay đủ hướng.. để coi chừng..chưa kể các loại phòng không bắn lên từ đủ mọi hướng.. Ngoài ra nếu chẳng may phi cơ trúng đạn quá nặng, phi công phải nhẫy dù thoát hiểm thỉ họ cũng sẽ phải tư lo..Việc tiếp cứu sẽ không còn được nhanh chóng như trước đây..Và nếu phi công may mắn bay được trở về Căn cứ.. Anh sẽ sẵn sàng để bay.. một phi vụ kế tiếp..

Các phi công của Phi đoàn 522 đã ra đi cùng con tàu :

1- Trung Úy Nguyễn Trí Kiên : Tr/U Kiên, một trong các phi công F-5 đầu tiên cũng là phi công F-5 đầu tiên hy sinh trong khi thi hành phi vụ oanh kích CQ (1967 ?). Phi cơ của Tr/U Kiên gặp trục trặc máy, bom đeo dưới cánh không rơi ra được. Tuy được lệnh nhảy dù như Tr/U Kiên quyết định cố tìm cách đưa phi cơ ra khỏi khu vực dân cư.. và phi cơ đã phát nổ trước khi Anh kịp nhảy dù. Sự hy sinh của Anh đã được dân Hố Nai, Biên Hòa tri ân và đám ma của Anh là một trong những đám ma được dân chúng tham dự đông nhất.

2- Trung Úy Lê Thiện Trung : tử nạn trong khi cất cánh tại Biên Hòa (năm ?). Theo cuộc điều tra kỹ thuật thì đồng hồ vận tốc (speed indicator) của phi cơ bị hỏng nên Tr/U Trung hủy bỏ chuyến bay nhưng trên thực tế phi cơ lại tăng tốc khá caọ Với tốc độ nhanh, thắng phi cơ bị hỏng, phi cơ cắt hàng rào cản cuối phi đạo và phóng xuống sông Biên Hòa.

3- Thiếu Úy Nguyễn Anh Tuấn : tử nạn tại Phi trường Đà Nẵng (1974) trong một phi vụ không ảnh trên chiếc RF-5C

4- Thiếu Úy Nguyễn Thăng Long tử nạn trong một phi vụ huấn luyện tại Biên Hòa (1974 ?). Hai phi cơ đụng nhau khi cất cánh (phi cơ thứ 2 do Nguyễn Thành Trung điều kiển)

Nguồn sưu tầm từ: Trần Lý
(Phi cơ Phản lực và KQ VNCH)

Đặt hàng nhanh

Vui lòng để lại thông tin quý khách, chúng tôi sẽ liên lạc lại ngay